SKKN Xác định và hình thành các mối liên hệ trong dạy học Địa lí các châu lục và khu vực trên thế giới bằng việc sử dụng bản đồ

doc 19 trang sklop7 21/06/2024 1151
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xác định và hình thành các mối liên hệ trong dạy học Địa lí các châu lục và khu vực trên thế giới bằng việc sử dụng bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xác định và hình thành các mối liên hệ trong dạy học Địa lí các châu lục và khu vực trên thế giới bằng việc sử dụng bản đồ

SKKN Xác định và hình thành các mối liên hệ trong dạy học Địa lí các châu lục và khu vực trên thế giới bằng việc sử dụng bản đồ
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 XÁC ĐỊNH VÀ HÌNH THÀNH CÁC MỐI LIÊN HỆ TRONG DẠY HỌC 
ĐỊA LÝ CÁC CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI BẰNG VIỆC 
 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
 Môn: Địa lý
 Cấp học: THCS
 NĂM HỌC 2017 – 2018 X¸c ®Þnh vµ h×nh thµnh c¸c mèi liªn hÖ trong d¹y häc §Þa lý
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn địa lý lớp 7 là một môn học rất hấp dẫn và quan trọng, vì nó đã cung cấp cho 
học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lý , 
hoạt động của con người trên trái đất và các châu lục. Góp phần hình thành cho 
học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn giúp học 
sinh vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên – xã 
hội xung quanh, phù hợp với nhu cầu của đất nước và thế giới. Những kiến thức 
này thực sự là một nhu cầu của mỗi công dân trong thời đại ngày nay, khi mà đời 
sống của các dân tộc gắn liền với đời sống của các dân tộc khác. Và quan hệ quốc 
tế ngày càng mở rộng. Đồng thời đó cũng là kiến thức làm cơ sở để học sinh hiểu 
được những sự kiện xảy ra trong đời sống quốc tế và chuẩn bị kiến thức cho việc 
học địa lý lớp trên.
Kết hợp với việc trang bị về kiến thức, chương trình địa lý lớp 7 còn rèn luyện 
cho học sinh các kỹ năng địa lý. Trong đó việc rèn luyện mối liên hệ địa lý dựa 
trên bản đồ đó là đặc biệt quan trọng vì : “ở đâu không có mối liên hệ thì ở đó 
không có địa lý. Khả năng xác định mối liên hệ địa lý là thước đo trình độ phát 
triển tư duy của học sinh”. Theo tinh thần đó, để có cách thức dạy học môn địa lý 
đáp ứng yêu cầu dạy và học mới theo phương hướng tích cực hoá hoạt động, phát 
huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, nâng cao chất lượng 
giáo dục đào tạo, dạy học địa lý đúng với đặc trưng bộ môn thì việc hình thành và 
rèn luyện kĩ năng này đã làm cho việc truyền thụ kiến thức trương trình địa lý 7 
không chỉ còn là truyền thụ kiến thức sách vở tách rời cuộc sống mà còn trang bị 
cho học sinh những kiến thức có ích, gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất và 
trau dồi cho học sinh năng lực nhận thức và hành động, bồi dưỡng cho các em 
thái độ đúng đắn với tự nhiên và xã hội. Đồng thời học sinh không còn dừng lại ở 
việc mô tả bên ngoài các hiện tượng, sự vật mà đi sâu vào tìm hiểu các quy luật 
phát triển của sự vật và giải thích được các quy luật đó.
Như vậy việc hình thành và rèn luyện cho học sinh phát hiện các mối liên hệ địa 
lý thông qua bản đồ sẽ giúp cho học sinh có được kỹ năng một cách bền vững, 
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở bộ môn địa lý lớp 7 ở trường THCS.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm xác định rõ các mối liên hệ trong chương trình và cách thức cụ thể bằng 
bản đồ hình thành cho học sinh các mối liên hệ một cách bền vững, góp phần 
nâng cao hiệu quả dạy và học môn địa lý lớp 7 trường THCS.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 2 /18 X¸c ®Þnh vµ h×nh thµnh c¸c mèi liªn hÖ trong d¹y häc §Þa lý
sinh hiểu được cường độ tác động của con người tới tự nhiên, thay đổi cùng với 
sự phát triển của xã hội. Việc xác lập các mối liên hệ địa lý không chỉ giúp cho 
học sinh lí giải được bản chất của các sự vật hiện tượng địa lý, mà còn giúp cho 
học sinh có 1 kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, tổng hợp để làm hành trang 
trong cuộc sống phục vụ học tập suốt đời của các em.
Cấu trúc chương trình địa lý ở trường phổ thông hiện nay thể hiện các mối liên 
hệ từ đơn giản đến phức tạp. ở chương trình địa lý lớp 7 THCS đối tượng nghiên 
cứu là các cảnh quan tự nhiên, nhân tạo và tác động qua lại giữa chúng. Vì vậy 
khi nghiên cứu bất kỳ một yếu tố địa lý nào đều phải xét chúng trong mối quan hệ 
chặt chẽ với các thành phần khác để thấy rõ mối tương tác của các yếu tố địa lý 
với con người trên các lãnh thổ khác.
Các mối liên hệ thể hiện trong chương trình địa lý lớp 7 ở trường THCS hết sức 
phong phú và phức tạp. Các mối liên hệ giữ tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với 
dân cư kinh tế luôn hiện diện trong các bài học. Do đó dạy học địa lý lớp 7 và các 
mối liên hệ sẽ giúp học sinh nắm vững được các tri thức địa lý tự nhiên, dân cư, 
kinh tế và các châu lục trên thế giới. Trên cơ sở đó các em sẽ thấy được những 
thuận lợi và khó khăn do thiên nhiên cũng như hoạt động kinh tế của con người. 
Từ đó các em sẽ có những biện pháp tích cực bảo vệ môi trường, tôn trọng các 
giá trị kinh tế văn hoá của nhân dân lao động nước ngoài và trong nước. Sẵn sàng 
bày tỏ tình cảm trước các sự kiện xảy ra ở các châu lục và trên thế giới.
B. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Môn địa lí lớp 7 trường THCS có điều kiện để tiếnhành việc luyện kỹ năng liên 
hệ địa lí bằng bản đồ, vì:
- Nội dung môn Địa lí ở trường THCS rất hấp dẫn học sinh. Các kiến thức địa lí 
tự nhiên, xã hội có sự tác động qua lại luôn là một thế giới mới mẻ khiến các em 
tò mò, mong muốn hiểu biết.
- Phương tiện dạy học đa dạng: ngoài lược đồ SGK còn có Atlat, bản đồ treo 
tường, dẹp, rõ ràng. Những phương tiện này tạo điều kiện thuận lợi để học sinh 
học tập tích cực. Các em có công cụ để quan sát, phân tích, so sánh nhận xét.
- Ngoài ra, thiết bị dạy học còn có thể tự tạo được, giáo viên tổ chức các nhóm 
học sinh vẽ bản đồ để phục vụ học tập.
- Nhưng trong thực tế việc sử dụng bản đồ còn nhiều hạn chế , phần lớn chỉ mang 
tính chất minh họa chứ chưa khai thác hết chức năng, nguồn kiến thức đặc biệt là 
chưa chú ý đến việc học sinh tự làm việc với phương tiện này.
- Vì vậy vấn đề thực tiễn này đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới về phương 
pháp học từ khâu chuẩn bị bài đến khâu tiến hành dạy học trên lớp và cách đánh 
 4 /18 X¸c ®Þnh vµ h×nh thµnh c¸c mèi liªn hÖ trong d¹y häc §Þa lý
 Ví dụ: Khí hậu của một nơi với vĩ độ của nơi đó, với địa hình, các biển, dòng biển 
 bao quanh. Sông ngòi với điạ hình, khí hậu.
 - Những mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế và nhân văn với nhau.
 Ví dụ: Nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp. đô thị 
 lớn, mật độ dân số đông.
- Những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế.
 Ví dụ: Sử dụng thảo nguyên khô và hoang mạc để chăn thả gia súc.
 Những mối liên hệ thuộc hai loại sau không phải là mối liên hệ nhân quả có tính 
 quy luật, mà chỉ là những mối liên hệ thông thường vì không phải cứ nơi nào 
 đông dân thì nơiđó có công nghiệp phát triển.
 Một điều hết sức quan trọng là tập cho học sinh phân biệt được mối liên hệ thông 
 thường với mối liên hệ nhân quả bằng cách luôn đặt câu hỏi để các em suy nghĩ, 
 phân tích, trả lời: Phải chăng cứ có cái này thì phải có cái kia.
 Ví dụ : Phải chăng cứ có nhiều khoáng sản thì công nghiệp phát triển. Cứ ở vĩ độ 
 cao thì khí hậu lạnh.
 Chỉ khi nào câu trả lời khẳng định thì lúc đó mới phát biểu theo kiểu vì - nên.
 Trong trường hợp câu trả lời là phủ định thì đấy là mối liên hệ thông thường. 
 Đối với loại liên hệ nhân quả nên dùng kí hiệu mũi tên ( ): Nam cực ở vĩ độ cao 
 khí hậu lạnh. Dùng kí hiệu gạch ngang (-) để chỉ mối liên hệ thông thường: 
 Nhiều khoáng sản – công nghiệp phát triển.
 2.2. Cung cấp dần dần cho học sinh những mối liên hệ chính.
 a. Liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên.
 - Khí hậu nơi nào, đó phụ thuộc vào:
 + Vĩ độ địa lý: càng xa xích đạo càng lạnh.
 +Địa hình càng lên cao càng lạnh, sườn núi đón gió mưa nhiều, hướng núi chận 
 hoặc tạo điều kiện ảnh hưởng của biển vào đất liền.
 + Biển làm khí hậu dịu đi.
 + Dòng biển. Nóng sưởi ấm biển và lãnh thổ, làm bốc hơi biển ở vĩ độ cao.
 Dòng biển lạnh làm cho xứ lạnh thêm, ngăn chặn hơi ẩm từ biển vào đất liền.
 + Lục địa: Nóng và lạnh nhanh khí hậu cực đoan.
 + Thực vật: nơi có cây cối, rừng bao phủ thì khí hậu dịu hơn.
- Mối liên hệ giữa khoa học và địa hình: khí hậu hoang mạc, nhiệt độ chênh 
lệch giữa ngày và đêm lớn đá nứt nẻ có hình thù kì dị.
 + Với sông ngòi là nguồn cung cấp nước, lượng chảy, chế độ nước.
 + Với đất: đất đen hình thành trong điều kiện khí hậu khô, đát pôtdôn hình thành 
 trong đIều kiện khí hậu lạnh, đất feralit hình thành trong đIều kiện khí hậu nhiệt 
 đới ẩm.
 6 /18 X¸c ®Þnh vµ h×nh thµnh c¸c mèi liªn hÖ trong d¹y häc §Þa lý
 Trên đây là một số dạng liên hệ địa lý giữa tự nhiên và tự nhiên, tự nhiên và kinh 
 tế, giữa các hiện tượng kinh tế với nhau. Trong thực tiễn nghiên cứu tìm hiểu địa 
 lý 1 nước hay một khu vực, các dạng liên hệ địa lý khác đó không tách rời nhau 
 mà luôn kết hợp, gắn bó với nhau.
 3. Hình thành các mối liên hệ địa lý ở lớp 7 THCS bằng việc sử dụng bản đồ 
 ( Quy trình hình thành.)
 Việc sử dụng bản đồ trong giảng dạy môn địa lý lớp 7 THCS, là không thể thiếu 
 được. Và việc sử dụng bản đồ để hình thành mối liên hệ địa lý cần phải tiến hành 
 đầy đủ các bước sau để học sinh xác định được phạm vi lãnh thổ, tìm mối liên hệ, 
 hình thành biểu tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp với tri giác. Khoa 
 học bản đồ và tri giác thực tế, từ đó nắm chắc kiến thức địa lý trong nội dung học 
 vấn.
- Bước 1: Củng cố và phát triển thêm vốn hiểu biết bản đồ học của học sinh.
 Ở bước này, giáo viên tiến hành ngắn gọn để học sinh tự xác định các đối tượng 
 trên bản đồ qua các hình thức dạy học kích thích như xác định nhanh, đủ, đúng 
 gây hứng thú học tập cho học sinh, và học sinh tập trung quan sát, ghi nhớ để biểu 
 tượng được hình thành rõ nét. Sau đó hướng dẫn học sinh phân tích, so sánh để 
 thấy được mối liên hệ của đối tượng.
- Bước 2: Cung cấp dần các mối liên hệ địa lý làm cơ sở cho việc rèn luyện 
kĩ năng.
 Ở bước này, học sinh cần kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lý ở 
 mức sâu hơn.
 Giáo viên phải động viên, khích lệ, kích thích hứng thú để các em vận dụng tích 
 cực tư duy trừu tượng và khái quát để suy luận, phán đoán, liên hệ thực tiễn, xác 
 lập các mối liên hệ trên bản đồ.
- Bước 3: Trên cơ sở vốn hiểu biết, tích luỹ của học sinh giúp các em tự phân 
biệt được các mối liên hệ địa lý thông thường và các mối liên hệ địa lý nhân quả 
mang tính quy luật.
- Bước 4: Hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ tập đánh giá trình độ kinh tế 
của các nước hoặc khu vực đó.
 MỘT SỐ VÍ DỤ DẠY HỌC CÁC MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÝ BẰNG VIỆC SỬ 
 DỤNG BẢN ĐỒ Ở LỚP 7 TRƯỜNG THCS.
 BÀI 56. KHU VỰC BẮC ÂU
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 Sau khi học bài học sinh cần nắm được:
 8 /18 X¸c ®Þnh vµ h×nh thµnh c¸c mèi liªn hÖ trong d¹y häc §Þa lý
 có khí hậu gì? nhỏ 1 bàn ( 3’), 1 - Khí hậu Bắc Âu:
 Câu hỏi: Dựa vào H56.4 và bản nhóm trả lới, các + Mùa đông lạnh -> vĩ 
 đồ, kiến thức đã học giải thích tại nhóm còn lại nhận độ địa dình cao
 sao khí hậu trên bán đảo xét, bổ sung. + phía Tây ấm -> ảnh 
 Xcăngđinavi lại phân hoá đa dạng hưởng của dòng biển 
 vậy? nóng
 - GV tóm tắt.
 - HS có khái niệm mối liên hệ 
 giữa địa hình, khí hậu, vĩ độ.
 Bước 4. Dựa vào H56.4 và SGK, - Tài nguyên dầu mỏ, 
 hãy cho biết Bắc Âu có những tài 1HS trình bày các rừng, quặng sắt, đồng, 
 nguyên quan trọng gì? HS khác nhận xét, cá và đồng cỏ.
 Hoạt động 2. bổ sung
 Mục đích: HS thấy được các 
 ngành kinh tế của các nước Bắc 1. Kinh tế
 Âu. - Thuỷ năng dồi dào 
 HS có kĩ năng xác định các ngành để phát triển thuỷ 
 kinh tế và mối liên hệ giữa tài điện.
 nguyên và sự phát triển các - 1HS trình bày - đường bờ biển dài để 
 ngành. phát triên hàng hải; 
 Bước 1. Dựa vào bản đồ và SGK, diện tích rừng lớn góp 
 hãy nêu các ngành kinh tế phát phần phát triển sản 
 triển ở Bắc Âu? Giải thích? xuất gỗ, giấy, trồng 
 Bước 2. rừng.
 Các nước Bắc Âu nổi tiếng về 
 phát triển kinh tế bền vững. Trong 
 phát triển kinh tế, khu vực Bắc 
 Âu đặc biệt chú trọng đến yêu cầu 
 khai thác , sử dụng tự nhiên một 
 cách hợp lí, tiết kiệm và cân đối 
 hài hoà giữa mục đích kinh tế và 
 bảo vệ môi trường.
Củng cố đánh giá.
1. Nêu đặc điểm vị trí, địa hình, khí hậu vủa khu vực Bắc Âu. Theo em điều kiện 
tự nhiên các nước Bắc Âu có những khó khăn gì đối với đời sống và sản xuất.
2. Hãy ghi tiếp vào bảng các điều kiện tự nhiên vần thiết để phát triển các ngành 
kinh tế chính và tên các nước ở Bắc Âu có các ngành kinh tế chính.
Ngành kinh tế Điều kiện tự nhiên để phát triển Tên nước
 10 /18

File đính kèm:

  • docskkn_xac_dinh_va_hinh_thanh_cac_moi_lien_he_trong_day_hoc_di.doc